Giỏ hàng

GIA TĂNG SỐ LƯỢNG NGƯỜI MẮC BỆNH WHITMORE


Gia tăng số lượng người mắc bệnh Whitmore. Hiện nay đã có 4 bệnh nhân tử vong do nhiễm khuẩn Whitmore - Khuẩn ăn thịt người.

Chỉ tính riêng 2019 đã có 20 người nhập viện, được bác sĩ chuẩn đoán nhiễm khuẩn. Và số lượng này có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, không có chiều hướng giảm.

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng Việt Nam là ổ dịch căn bệnh quái ác Whitmore.

Mới đây, tại hội nghị bệnh Whitmore toàn cầu lần thứu 8 tại Philippines. Các nhà khoa học đã sử dụng thuật toán để dự báo sự phân bố của vi khuẩn Whitmore ở các lục địa và dự đoán số lượng người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.  Hàng năm có khoảng 165.000 người nhiễm bệnh và bệnh cướp đi sinh mạng của 89.000 người. Dự báo, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.400 ca nhiễm bệnh và khoảng 4.700 ca tử vong.

Từ thập niên 90, Việt Nam chưa xuất hiện thêm trường hợp nhiễm bệnh nào. Đến đầu năm 2019 có 4 trường hợp nhiễm bệnh. Và cho đến tháng 9 đã ghi nhận thêm 12 ca bệnh.

Theo các bác sĩ, bệnh whitmore không có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm qua đường tiếp xúc. Các loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong đất, trong các cánh đồng lúa, và các vùng nước tù đọng trong khu vực. Người nhiễm bệnh thường do tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da, có thể gặp do hít phải bụi nhiễm vi khuẩn. Nhiễm trùng thường xảy ra trong mùa mưa, chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 11.

Whitmore có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, tiến triển nhanh và có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện. Việc chẩn đoán Melioidosis được thực hiện dựa trên các xét nghiệm vi sinh học trong máu, mủ, nước tiểu, đờm, hoặc tại phần da bị tổn thương. 

Điều trị bệnh Whitmore hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao tĩnh mạch kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2-4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng, tỷ lệ tử vong trên 40%.

Biểu hiện của bệnh Whitmore không rõ ràng, bệnh nhân mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao, biểu hiện như bị áp xe, quai bị, viêm nhiễm vùng da ngoài.

Các bác sĩ khuyến cáo, không nên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, đặc biệt những nơi ô nhiễm, nước bẩn…. Sử dụng đồ bảo hộ lao động giảm tiếp xúc với vi khuẩn.

Nhằm đẩy lùi vi khuẩn Whitmore - Khuẩn ăn thịt người. Người dân cần đề cao cảnh giác, cũng như có biện pháp phòng tránh cho bản thân khỏi môi trường ô nhiễm. T&T Socks luôn đồng hành bảo vệ đôi bàn chân của bạn khỏi mầm bệnh nguy hiểm.

Link tham khảo sản phẩm: http://www.tntsocks.com/

Danh mục tin tức

Từ khóa

Top