Giỏ hàng

TẾT TRUNG THU- TẾT TRẺ CON- NIỀM VUI NGƯỜI LỚN

Tết Trung Thu- Tết trẻ con- Niềm vui người lớn. Hãy cùng T&T SOCKS tìm hiểu đôi nét về Tết Trung Thu.

Chuyện xưa kể rằng từ đời vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) do một lần đi ngắm trăng thưởng nguyệt ngày rằm tháng tám. Tình cờ gặp được hai vị trư tiên, đã đưa nhà vua lên cung trăng chơi. Để kỉ niệm cảnh sắc nơi tiên cảnh, nhà vua đã cho mở tiệc chúc mừng. Hàng năm cứ vào dịp Rằm tháng tám nhân dân lại tổ chức tiệc trung thu nhằm vui chơi, ngoài ra để chào đón một mùa mới trong năm.

Ngoài tích truyện về sự ra đời của Tết Trung thu. Dân gian vẫn truyền tai nhau về sự tích Chú Cuội- Chị Hằng.

Tuy nhiên, dù có bao nhiêu dị bản đi chăng nữa thì Tết Trung thu đã và đang hiện diện trong đời sống, văn hóa con người Việt Nam. Đánh dấu sự giao mùa giữa hạ sang thu, sự thay đối khi hậu đẹp nhất các mùa trong năm. Chào đón một vụ mùa mới mùa màng được bội thu.

Nhân dịp Tết Trung Thu, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung thu này được gọi là "phá cỗ."

Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Hoa.

Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu- một loại bánh truyền thống không thể thiếu, ngoài ra người lớn còn mua các thứ hoa quả theo mùa khác nữa. Đây cũng là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Trai gái dùng điệu hát Trống Quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám.Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, Tết Trung Thu được duy và phát triển. Đặc biệt được sự quan tâm của phụ huynh học sinh mà tết Trung Thu cho các con em được tổ chức khá quy mô và đưuọc dàn dựng theo văn hóa, truyền thống xưa. Tết Trung Thu đã khác nhưng không khí háo hức đón chờ vẫn vậy. Từ trẻ em đến người lớn đều láo nức đón chờ.

Trẻ con thì mong được đi chơi, được phá cỗ, được chơi những trò chơi thú vị, được gặp chị Hằng, chú Cuội. Người lớn còn háo hức hơn, mong chờ hơn, Trung Thu là tuổi thơ, là kỉ niệm, là hòa niệm tuổi thanh xuân. Là lúc gia đình được xum vầy khi con cháu đi xa, là cùng nhau được ăn bữa cơm đầm ấm ngoài ngày Tết năm mới. Là không khí tươi vui dịp giao mùa đầy màu sắc và hương vị nồng nàn của mua thu, của hương cốm, của hơi ấm ấm trà vừa pha. Tất cả như được gom lại vào một dịp đặc biệt này- Tết Trung Thu- Tết trẻ con- Niềm vui người lớn. 

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. 


Danh mục tin tức

Từ khóa

Top